Chứng nhận ISO 45001 là gì?
Chứng nhận ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety – OH & S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp.
ISO 45001 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ quy mô nào. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức. Tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 45001:2018 về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề Nghiệp chính thức được ban hành ngày 12/3/2018 thay thế cho tiêu chuẩn quốc tế cũ OHSAS 18001 hết hiệu lực từ ngày 12 tháng 03 năm 2021.

Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp là đưa ra khuôn khổ quản lý rủi ro. Các kết quả của hệ thống nhằm đưa ra biện pháp ngăn ngừa thương tích và sức khỏe yếu kém trong công việc cho người lao động, cung cấp cho họ nơi làm việc an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, áp dụng ISO 45001 có thể hỗ trợ tổ chức hoàn thành các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác về an toàn và sức khỏe người lao động.

Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống
Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp cải thiện kế hoạch hoạt động bằng cách:
– Xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách mục tiêu về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
– Xác định các mối nguy hại và rủi ro an toàn sức khỏe gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn;
– Thiết lập hệ thống kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro về an toàn sức khỏe cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;
– Nâng cao nhận thức rủi ro về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp;
– Đánh giá kết quả hoạt động quản lý an toàn sức khỏe và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp;
– Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp;

Việc kết hợp các biện pháp này giúp nâng cao thương hiệu của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

– Giảm thiểu tai nạn đáng tiếc xảy ra, giảm chi phí tai nạn;
– Giảm thời gian và chi phí cho các công việc gián đoạn vận hành sản xuất;
– Giảm chi phí đóng bảo hiểm;
– Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự trong doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ISO 45001 có giá trị quốc tế, được thế giới công nhận (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội).